Với mỗi vị trí tuyển dụng chắc chắn số lượng ứng viên tham gia ứng tuyển sẽ rất nhiều. Vì thế, nhà tuyển dụng có thể nhận được hàng chục, hàng trăm hồ sơ khác nhau. Hồ sơ xin việc hay CV xin việc được xem như cầu nối giữa nhà tuyển dụng với ứng viên. Vậy làm thế nào để CV của bạn có thể nổi bật hơn những ứng viên khác. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết khi làm CV xin việc kèm theo link tải mẫu CV xin việc đẹp, chuẩn và độc đáo nhất.

Tổng hợp Tải Mẫu CV Xin Việc đẹp, chuẩn và độc đáo

Mẫu CV xin việc ngân hàng

Mẫu CV xin việc của nhân viên ngân hàng cần thể hiện sự chuyên nghiệp và cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng hoàn thành công việc của bạn thế nào. Đây là yếu tố giúp đánh giá kinh nghiệm, hiệu suất làm việc của bạn cho những lĩnh vực liên quan.

Tham khảo ngay mẫu CV xin việc ngân hàng dưới đây:

CV xin việc ngân hàng

Mẫu CV xin việc kế toán

Kế toán là ngành rất hot và hầu như công ty nào cũng cần đến kế toán. Ngành này gồm nhiều lĩnh vực như kế toán kho, kế toán thuế, kế toán nội bộ, kế toán tổng hợp, kế toán nợ,…. Mỗi lĩnh vực sẽ có yêu cầu tuyển dụng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung nếu là kế toán thì bạn cần có những kỹ năng nghiệp vụ và khả năng cơ bản nhất. Và ứng viên cần làm sao thể hiện tốt nhất những ưu điểm của mình trong CV ứng tuyển thì khả năng ứng tuyển mới cao.

Bạn có thể tham khảo mẫu CV kế toán dưới đây:

CV xin việc kế toán

Mẫu CV nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh rất quan trọng với mọi ngành nghề. Do đó nhà tuyển dụng luôn yêu cầu cao về năng lực và chất lượng của CV. Khi tạo CV cho nhân viên kinh doanh cần thể hiện bắt mắt, có điểm nhấn, màu sắc dùng phù hợp, thể hiện được định hướng rõ ràng trong công việc và nổi bật kỹ năng của bản thân.

Tham khảo mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh dưới đây:

CV xin việc kinh doanh

Mẫu CV xin việc IT

Với CV xin việc IT thì cần trình bày ngắn gọn những chức vụ và kinh nghiệm làm việc của mình. Bên cạnh đó các yếu tố như học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và thông tin cá nhân là không thể thiếu. Bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được kinh nghiệm làm việc, quy mô dự án đã từng thực hiện. 

Tham khảo mẫu CV xin việc IT dưới đây:

CV xin việc It

Mẫu CV Designer

Với Designer, năng lực và gu thẩm mỹ luôn phải đặt lên hàng đầu và bạn có thể thể hiện điều đó qua cách trình bày CV xin việc. Hãy sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa như Ai, Id, Photoshop,… để tạo được một chiếc CV ấn tượng, có điểm nhấn và mang chất riêng của bạn. 

Tham khảo ngay mẫu CV xin việc Designer dưới đây:

CV xin việc Designer

Mẫu CV xin việc Part Time

Hiện nay có rất nhiều người có nhu cầu tìm việc part time, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Với công việc part time bạn nên chọn những từ ngữ lịch sự và ngắn gọn để giới thiệu bản thân mình. Đồng thời cần ghi đầy đủ thông cá nhân để nhà tuyển dụng có thể liên hệ bất cứ khi nào.

Tham khảo ngay mẫu CV xin việc part time dưới đây:

CV xin việc Part Time

Các mẫu CV xin việc khác

Dưới đây là một số mẫu CV xin việc đẹp, độc đáo khác bạn có thể tham khảo:

Mẫu số 1
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 3
Mẫu số 4
Mẫu số 4
Mẫu số 5
Mẫu số 5
Mẫu số 6
Mẫu số 6
Mẫu số 7
Mẫu số 7
Mẫu số 8
Mẫu số 8

CV xin việc là gì?

CV là viết tắt của từ Curriculum Vitae, có nghĩa là sơ yếu lý lịch. Tuy nhiên, bản chất của CV chỉ là tóm tắt các thông tin liên hệ, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và các thông tin liên quan khác để nhà tuyển dụng có cơ sở để đánh giá năng lực của ứng viên. Do đó, đây không hẳn là một bản sơ yếu lý lịch tự thuật của ứng viên nhưng nó là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng có thể quyết định ứng viên có phù hợp với vị trí công việc này không.

CV xin việc là gì?

Thông tin trong một CV xin việc chuẩn gồm những gì?

Trong một mẫu CV xin việc ứng viên cần cung cấp đầy đủ những thông tin sau:

Tiêu đề CV 

Tiêu đề như một bộ mặt đẹp giúp tạo nên ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng với ứng viên. Vì thế, bạn cần đặt tiêu đề cho CV một cách chuyên nghiệp. Thường cấu trúc tiêu đề CV sẽ gồm: CV – Họ tên ứng viên – Vị trí ứng tuyển. Cách đặt tiêu đề này rất rõ ràng, đầy đủ thông tin để nhà tuyển dụng thuận tiện hơn trong việc nhận biết và sàng lọc hồ sơ của bạn giữa hàng trăm ứng viên khác.

Thông tin cá nhân của ứng viên

Do chỉ là CV giới thiệu bản thân nên nội dung giới thiệu không được quá dài dòng. Bởi nhà tuyển dụng sẽ chú trọng đế kinh nghiệm làm việc, kỹ năng nghề nghiệp của bạn hơn cả. Vì thế, thông tin cá nhân của ứng viên cần có đủ các mục sau:

  • Họ tên đầy đủ
  • Ngày tháng năm sinh
  • Số điện thoại
  • Địa chỉ email
  • Chỗ ở hiện tại
  • Trang web cá nhân hoặc mạng xã hội (nếu có)

Trình độ học vấn 

Hãy chỉ ra các bằng cấp, trường lớp bạn đã từng học và tốt nghiệp cùng những văn bằng, chứng chỉ của mình. Khi liệt kê những thông tin này cần phải chân thật. Bởi nhà tuyển dụng sẽ không ngần ngại loại thẳng tay những ứng viên không trung thực.

Kinh nghiệm làm việc

Một mẹo không thể bỏ qua khi viết CV xin việc là nên đưa những công việc, dự án đã làm có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển vào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nếu chưa có kinh nghiệm thì hãy thêm những công việc bạn đã từng làm qua để họ biết rằng bạn cũng đã học hỏi được một phần kỹ năng để nâng cao bản thân hơn.

Còn nếu là sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm thì có thể liệt kê những việc bạn đã từng làm khi ngồi trên ghế nhà trường. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể thấy được bạn có nhiệt huyết với công việc và là người năng động.

Mục tiêu nghề nghiệp

Với phần này, ứng viên hãy nêu rõ mục tiêu bạn muốn hướng tới trong tương lai. Có thể là kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi viết mục tiêu thì không đặt quá cao hay không khả thi với bản thân mình. Bởi điều này có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn có quá mơ mộng không.

Các kỹ năng 

Với một CV chuẩn thì ứng viên cần thể hiện rõ một số kỹ năng như:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng tin học văn phòng
  • Kỹ năng tiếng anh
  • Kỹ năng quản lý thời gian và tư duy phản biện, đàm phán

Điểm mạnh, điểm yếu

Với mục này bạn hãy tự tin kể những điểm mạnh của bản thân mình trong CV. Còn yếu thì bạn nên thành thật, đừng ngần ngại điều này. Bởi bất cứ ai cũng có sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định.

Sở thích 

Dù không phải mục bắt buộc nhưng bạn có thể thêm vào nếu muốn. Hoặc nếu không muốn điền thông tin sở thích của mình thì ứng viên có thể trả lời những câu hỏi sau:

  • Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh
  • Bạn đam mê gì
  • Bạn có sở thích nào
  • Sở thích có đem đến kỹ năng cho bạn không không
  • Bạn có học được gì từ sở thích không

Chứng chỉ và giải thưởng (nếu có)

Phần này bạn có thể cho thêm các chứng chỉ công việc như ngoại ngữ, thành tích chuyên môn. Đây sẽ là điểm cộng cho bạn trong CV.

Người tham chiếu

Bạn cần điền thêm các thông tin về người tham chiếu để nhà tuyển dụng có thể tham chiếu khi cần. Thông tin người tham chiếu sẽ gồm chức vụ, tên tuổi, số điện thoại, nơi làm việc, email liên hệ. Trước khi điền những thông tin này bạn nên liên hệ trước với người tham chiếu để xin phép.

Cách viết CV xin việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Cách viết mẫu CV tiếng Anh ấn tượng

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập như hiện nay, rất nhiều công ty đa quốc gia đã đến Việt Nam và mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho người lao động. Vì thế, để thể hiện sự chuyên nghiệp, bạn cần viết CV bằng tiếng Anh thật ấn tượng. Dưới đây là một số cụm từ tiếng anh bạn có thể sử dụng trong CV.

Mẫu CV tiếng anh

Từ liên quan đến kỹ năng bằng tiếng anh:

  • Problem-solving: giải quyết khó khăn
  • Interpersonal skills: kỹ năng liên cá nhân
  • Soft skills: kỹ năng mềm
  • Goal-oriented: có mục tiêu
  • Teamwork: làm việc nhóm
  • Independent: độc lập
  • Under pressure: dưới áp lực
  • Hard Working: chăm chỉ
  • Detail oriented: chi tiết

Từ vựng tiếng anh về trình độ:

  • Ph.D/Dr: tiến sĩ
  • B.A. (Bachelor of Arts): cử nhân
  • M.A. (Master of Arts)/MSc. (Master of Science): thạc sĩ
  • Internship: thực tập sinh
  • Graduated: đã tốt nghiệp
  • GPA (Grade point average): điểm trung bình

Từ tiếng anh để giới thiệu bản thân:

  • Propose: đề xuất
  • Pro-active, self starter: người chủ động
  • Promotion: thăng tiến
  • Division: phòng ban
  • Salary: lương
  • Working performance: khả năng thực hiện công việc
  • Responsibility: trách nhiệm
  • Delegate: ủy quyền, ủy thác, giao phó
  • Motivation: động lực
  • Effort: nỗ lực
  • Challenge: thử thách
  • Weakness: điểm yếu
  • Working environment: môi trường làm việc
  • Colleague: đồng nghiệp
  • Deadline: hạn chót hoàn thành công việc
  • Strength: điểm mạnh
  • Supervisor: sếp, người giám sát
  • Working style: phong cách làm việc
  • Competitor: đối thủ cạnh tranh
  • Apply for: ứng tuyển vào vị trí
  • Look forward to: mong đợi
  • Business trip: đi công tác
  • Believed in: tin vào, tự tin vào
  • Confident: tự tin
  • Human resources department: phòng nhân sự
  • Level: cấp bậc
  • Work for: làm việc cho ai, công ty nào
  • Professional: chuyên nghiệp
  • Undertake: tiếp nhận, đảm nhiệm
  • Position: vị trí
  • Performance: kết quả
  • Development: đã đạt được, phát triển được, tích lũy được
  • Experiences: kinh nghiệm
  • Writing in response to: đang trả lời cho

Cách viết CV xin việc tiếng Trung

Tương tự như CV tiếng anh, nếu bạn muốn apply vào một công ty Trung thì cần viết CV bằng tiếng trung phù hợp. Trước tiên, cần đảm bảo những thông tin cơ bản nhất gồm:

  • Số điện thoại – 联系电话 (Liánxì diànhuà)
  • Email – 电子邮件 (Diànzǐ yóujiàn)
  • Địa chỉ liên lạc – 通信地址 (Tōngxìn dìzhǐ)
  • Tuổi – 年龄 (Niánlíng)
  • Giới tính – 性别 (Xìngbié)
  • Ngày tháng năm sinh – 出生年月 (Chūshēng nián yue) – Ví dụ bạn sinh ngày 30/12/1995 thì viết là 1995年12月30日
  • Họ tên – 姓名 (Xìngmíng)
  • Ảnh đại diện

Sau đó hãy hoàn thiện các thông tin ở mục tương ứng gồm:

  • Mục tiêu nghề nghiệp – 职业目标 (ZHÍYÈ MÙBIĀO)
  • Nền tảng giáo dục – 教育背景 (JIÀOYÙ BÈIJǏNG)
  • Kinh nghiệm – 经验 (JĪNGYÀN)
  • Kỹ năng – 技能 (JÌNÉNG)
  • Bằng cấp chứng chỉ – 参考 (ZHÈNGSHŪ)
  • Sở thích – 爱好 (ÀIHÀO)
  • Tham khảo – 参考 (CĀNKǍO)

Cách viết CV xin việc tiếng trung

Trong quá trình đó bạn có thể sử dụng một số từ tiếng trung để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng như:

  • 好学、谦虚、自信、开朗 /hàoxué, qiānxū, zìxìn, kāilǎng: ham học hỏi, khiêm tốn, tự tin, thoải mái, cởi mở
  • 平易近人 /píngyìjìnrén: gần gũi, dễ gần
  • 具有良好的团队精神 /jùyǒu liánghǎo de tuánduì jīngshén: có tinh thần đồng đội cao
  • 身体健康 /shēntǐ jiànkāng: sức khỏe tốt
  • 责任心强 /zérèn xīn qiáng: có tinh thần trách nhiệm
  • 适应性强 /shìyìng xìng qiáng: khả năng thích ứng cao
  • 性格开朗乐观 /xìnggé kāilǎng lèguān: tính cách cởi mở lạc quan
  • 工作认真细心 /gōngzuò rènzhēn xìxīn: làm việc chăm chỉ hết lòng
  • 上进心强 /shàngjìn xīn qiáng: có lòng cầu tiến
  • 领导能力 /lǐngdǎo nénglì: khả năng lãnh đạo
  • 时间管理 /shíjiān guǎnlǐ: quản lý thời gian
  • 经营战略 /jīngyíng zhànlüè: chiến lược kinh doanh
  • 具有良好的团队协作能力和较强的独立工作能力 /jùyǒu liánghǎo de tuánduì xiézuò nénglì hé jiào qiáng de dúlì gōngzuò nénglì: có khả năng làm việc nhóm và khả năng làm việc độc lập tốt
  • 已经过HSK5级考试 /yǐjīngguò HSK5 jí kǎoshì: đã có chứng chỉ HSK 5
  • 托福证书 /tuōfú zhèngshū: chứng chỉ TOEFL
  • 雅思证书 /yǎsī zhèngshū: chứng chỉ IELTS
  • 简单的英语交流 /jiǎndān de yīngyǔ jiāoliú: giao tiếp tiếng Anh cơ bản
  • 熟练办公软件(Word, Excel, Outlook)/shúliàn bàngōng ruǎnjiàn: thành thạo tin học văn phòng

Cách viết CV xin việc bằng tiếng Hàn

Khi làm CV bằng tiếng Hàn bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên bắt đầu với những điểm cơ bản một cách chính xác gồm: tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc và email. 
  • Chọn những mẫu CV mang đúng phòng cách làm việc của người Hàn
  • Tập trung làm nổi bật những kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc của bản thân.

Mẫu CV xin viễ tiếng hàn

Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

Với sinh viên mới ra trường, viết CV thế nào cho đẹp và ấn tượng là điều rất khó. Tuy nhiên, để nhà tuyển dụng có ấn tượng với bạn thì không thể bỏ qua những yếu tố sau:

  • Thông tin cá nhân: phải rõ ràng, chính xác, chỉ dùng những email nghiêm túc và chuyên nghiệp.
  • Trình độ học vấn: Ghi rõ ràng trên trường, chuyên ngành học và những thành tích đã đạt được trong quá trình học tập.
  • Kinh nghiệm làm việc: Với sinh viên mới ra trường hầu như không có hoặc rất ít kinh nghiệm làm việc. Do đó, bạn có thể ghi một số kinh nghiệm làm part time hay tham gia hoạt động của mình. Đây chính là yếu tố giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng hơn những người khác.
  • Định hướng nghề nghiệp rõ ràng: phần này rất quan trọng, qua đó nhà tuyển dụng có thể biết được mục tiêu của bạn là gì để cân nhắc làm việc.

CV cho sinh viên mới ra trường

Cách viết CV xin thực tập

Với những bạn sinh viên, thực tập là thời điểm rất quan trọng giúp chúng ta có cơ hội mở rộng kiến thức và trải nghiệm, nâng cao kỹ năng. Khi làm CV xin thực tập bạn cần chú ý:

  • Độ dài CV chỉ nên giới hạn trong 1 trang A4, tránh dài dòng và nhồi nhét nhiều thông tin không liên quan.
  • Trình bày kinh nghiệm, kỹ năng một cách khoa học, rõ ràng nhất
  • Chú trọng đến ngữ pháp, hình thức trình bày 1 CV sao cho chuyên nghiệp và đẹp mắt nhất
  • Diễn đạt ngắn gọn, logic, súc tích, không dài dòng nhưng vẫn giữ được những điểm chính và quan trọng

CV thực tập

Mỗi số lỗi cơ bản thường gặp nhất cần tránh khi viết CV xin việc

Lỗi sai chính tả

Đây là điều tối kỵ nhất khi viết CV bạn cần phải tránh. Vì thế hãy chú ý đến lỗi chính tả của mình, đọc soát lại sau khi làm xong CV để đảm bảo không có vấn đề gì.

Liệt kê quá nhiều sở thích

Sở thích không phải mục bắt buộc khi làm CV nên bạn có thể cho vào hoặc không. Tuy nhiên, nhiều người khi cho vào lại liệt kê quá nhiều sở thích, gây dài dòng. Cần chú ý khi liệt kê sở thích chỉ nên cho những sở thích phù hợp với công việc, không liệt kê nhiều vì nó sẽ hoàn toàn vô ích.

Dùng một CV cho tất cả các vị trí ứng tuyển

Mỗi vị trí công việc khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng và ứng viên cũng sẽ có ưu điểm riêng. Vậy nên, mỗi vị trí ứng tuyển khác nhau hãy dùng một bản CV khác nhau để thể hiện sự chuyên nghiệp. Tránh dùng chung 1 CV cho mọi vị trí ứng tuyển .

CV trình bày rối mắt

Chỉ nên dùng 1 kiểu chữ hoặc tối đa 2 kiểu chữ trong 1 bản CV. Font chữ phổ biến thường dùng là Arial, Time New Roman,…. Không nên dùng màu sắc lòe loẹt, nhiều màu sắc trong bản CV. Bởi điều này sẽ gây khó chịu cho người đọc và nhà tuyển dụng cũng không đánh giá cao bạn.

Không trung thực

Không nên cố liệt kê nhiều kỹ năng nếu bạn không biết những điều ấy. Bởi khi phỏng vấn nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn, nếu bạn không biết hoặc không làm được thì thật sự không hay.

Những lưu ý khi gửi CV xin việc qua Email 

Chuẩn bị  CV

  • Cần có 1 bản CV file mềm đã hoàn thiện trên máy tính của bạn
  • Lưu tên file CV xin việc rõ ràng khi gửi. Ví dụ CV ứng tuyển vị trí ABC – Họ tên ứng viên
  • Nên định dạng CV dưới dạng file PDF, dung lượng dưới 2MB để hạn chế lỗi khi tải về

Gửi CV qua email

Viết Email xin việc gửi nhà tuyển dụng

  • Email của bạn: đảm bảo nghiêm túc ví dụ phanmemtinhoc2022@gmail.com. Không nên dùng những địa chỉ email không phù hợp và có tên khó nhớ.
  • Tiêu đề email cần ghi rõ lý do gửi như ứng tuyển cho vị trí nào
  • Ảnh đại diện email: có thể để hoặc không, nếu có thì nên để ảnh rõ mặt
  • Nội dung email: phải lịch sự có mở đầu, giới thiệu, trình bày lý do gửi email và có cảm ơn ở cuối.
  • Trình bày: bố cục email rõ ràng, đầy đủ, có điểm nhấn để nhà tuyển dụng dễ tiếp cận
  • Tài liệu đính kèm: là CV xin việc, sơ yếu lý lịch,….

Gửi CV qua email

Trên đây là tổng hợp tải mẫu CV xin việc và những lưu ý cần biết khi viết CV. Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ hữu ích với bạn.